12 loại bệnh trên cây mai vàng và cách phòng trừ (tiếp)
Trong bài viết này, Trồng hoa xin chia sẻ đến bạn đọc 12 bệnh hại cây mai vàng và cách phòng trừ hy vọng sẽ giúp ích cho sự phát triển của cây
Ở bài viết trước, chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn 6 trong số 12 loại bệnh trên cây mai vàng và cách phòng trừ. Hãy tìm hiểu thêm 6 bệnh hại cây mai vàng trong bài viết dưới đây nhé!
7. Bệnh cháy lá
Triệu chứng:
- Bệnh xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu. Lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. Lá cây mai bệnh nặng chuyển màu vàng và rụng. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.
- Bệnh phát sinh vào cuối mùa thu khi cây mai có nhiều lá già, sinh trưởng chậm, đất thiếu chất dinh dưỡng, nhất là trong chậu ít bón phân.
Phòng trị
Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá già, lá bệnh. Định kỳ phun thuốc gốc Đồng và phân bón lá cho cây mai.
8.Bệnh vàng lá
Triệu chứng
Lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, các gân lá còn xanh, phiến lá hơi bị cong, cây sinh trưởng chậm lại.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do thiếu chất dinh dưỡng. Cây mai trồng trong chậu, đất xấu, ít được bón phân, thường bị bệnh vàng lá ở lá non và bệnh cháy lá ở lá già.
Phòng trị
Bón đầy đủ phân. Khi có hiện tượng vàng lá, ngoài bón phân nên kết hợp phun phân bón lá có chất vi lượng. Cây sẽ mau hết bệnh
9.Rệp sáp
Triệu chứng
Khí hậu nóng và ẩm thích hợp cho rệp phát triển. Rệp hút nhựa cây mai làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Cây có rệp thường có kiến và nấm bồ hóng đen. Rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây .Rệp sáp Dysmicoccus sinh sống phá hại nhiều loại cây.
Biện pháp
Dùng tay giết rệp. Khi cần thiết thì phun các loại thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrin, Monster
10. Bọ cánh tơ
Triệu chứng:
Chích hút dinh dưỡng ở lá non, dưới mặt lá non là 2 vệt màu xám song song với gân chính. Đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và dòn, hai mép lá và chóp lá cong lên. Khi bị hại nặng lá bị rụng, nhất là lá non. Bọ non sống tập trung ở đọt non, gân lá non, ít di chuyển. Bọ gây hại nặng vào mùa khô. Mùa mưa mật số bọ giảm.
Phòng trị
- Tưới ướt lá và bề mặt đất để tiêu diệt nhộng trong đất.
- Cắt tỉa liên tục để hạn chế nguồn thức ăn của bọ.
- Sử dụng thuốc: Pyrinex, Confidor, Admire, Sherpa….
11.Bọ xít
Bọ xít thường chích hút nhựa cây mai bằng cách chích vào các cành non của cây. Tạo thành vết u nổi sần sùi, gây hại nặng có thể làm chết cành, chết cây.
Các loại thuốc được dùng như Bi58 40 EC (15 – 20 ml/bình 8 lít), Supracide 40 EC (5 – 7 ml/bình 8 lít).
12.Tuyến trùng hại
Triệu chứng:
Tuyến trùng kích thước cơ thể rất nhỏ, chỉ khoảng 0,5 mm sống trong đất. Đục lổ chui vào sinh sống bên trong rễ, chích hút dịch cây mai tạo thành các bướu rễ. Bộ rễ có bướu phát triển kém
Cây mai bị tuyến trùng sinh trưởng rất yếu. Phiến lá vàng và nhỏ hơn bình thường. Nhổ gốc quan sát rễ thấy những nốt tròn trên rễ. Bộ rễ bị tuyến trùng nặng sẽ mất khả năng hút dinh dưỡng cung cấp cho cây. Nếu để lâu cây mai sẽ sinh dưỡng kém và chết.
Phòng trị
- Tăng cường bón phân hữu cơ, vì phân hữu có rất nhiều vi khuẩn và nấm ký sinh có thể tiêu diệt tuyến trùng.
- Nhổ bỏ những cây bị chết, thu gọn sạch rễ trong đất.
- Có thể dùng thuốc: Mocap, Sincocin
- Dùng thuốc trừ tuyến trùng Oncol 20EC pha 50 ml/10 lít nước :
- Tưới vào mỗi hố 4-8 lít dung dịch thuốc phòng ngừa trước khi trồng.
- Tưới thuốc thấm sâu vào xung quanh vùng rễ, cần tưới 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa.
- Cây cúc ra hoa, nhổ cây băm nhỏ rồi vùi lấp xung quanh gốc cũng có tác dụng hạn chế tuyến trùng.
Với triệu chứng và cách phòng 12 bệnh hại cây hoa mai vàng mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp ích cho sự phát triển của cây mai vàng. Hãy áp dụng các biện biện pháp phòng ngừa để cây hoa mai luôn khỏe đẹp phát triển tốt nhé!
Xem thêm