4 kỹ thuật nhân giống hoa Loa kèn

4 kỹ thuật nhân giống hoa Loa kèn

tronghoa.vn 15/08/2018 03:44

Để nuôi dưỡng và phát triển hoa loa kèn, nhiều thợ trồng hoa đã sử dụng phương pháp nhân giống hoa loa kèn bằng 1 trong 4 kỹ thuật dưới đây

Khi nhắc đến hoa loa kèn (hoa bách hợp) người ta thường hình dung đó là loài hoa tượng trưng cho sự hòa hợp, đoàn tụ. Hoa loa kèn xuất hiện như mang đến niềm vui bởi nó là kết tinh của sự hạnh phúc, của lời hứa mãi mãi hòa hợp. Là thời khắc của sự đoàn tụ. Và do vậy, khi bạn dành tặng hoa cho một ai đó nghĩa là bạn đang gửi gắm thông điệp và sự toàn tâm trong cả tình cảm và ý nguyện

Bên cạnh đó, hoa loa kèn còn được biết đến là loài hoa tượng trưng cho những lời chúc tốt lành, cho tấm lòng mong ước “vạn sự như ý” của người tặng đến người được tặng

Xem thêm: Kỹ thuật nhân giống hoa Ngàn sao

Không chỉ thế, hoa loa kèn còn được biết đến là loài hoa xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loài hoa. Từ lâu, trên cán lâu đài cổ của người Hy Lạp, hình tượng của hoa loa kèn đã xuất hiện. Và theo truyền thuyết của người Hy Lạp, hoa loa kèn chính là tượng trưng cho nàng Hera – nữ thần của thế giới phụ nữ và hôn nhân. Nàng là vợ của thần Zenus.

Chính bởi hoa loa kèn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt nên được rất nhiều người yêu thích. Để nuôi dưỡng và phát triển loài hoa này, nhiều thợ trồng hoa đã sử dụng phương pháp nhân giống cho cây.

4 kỹ thuật nhân giống hoa loa kèn: gieo hạt, tách củ, giâm bẹ và tách chồi cây. Cùng Trồng hoa tham khảo chi tiết từng phương pháp nhân giống hoa loa kèn nhé!

1. Phương pháp Gieo hạt

Mùa thu thu hái hạt, cất trữ, đến mùa xuân năm sau đem gieo. Sau khi gieo 20-30 ngày hạt nảy mầm. Thời kỳ cây con cần che bóng. Mùa thu phía dưới đất đã có củ, có thể đào lên trồng.

Cách gieo hạt mọc cây con cũng phải tuỳ loài, phải nuôi lâu sau 3 năm mới có hoa.

Phương pháp này không thích hợp cho nuôi trồng hoa loa kèn trong gia đình.

2. Phương pháp Tách củ nhỏ

Tháng 9-10 thu hoạch cây hoa loa kèn, chỉ cần tách mấy củ nhỏ, cất trữ vào cát để trong phòng qua đông, mùa xuân năm sau đem trồng vào chậu. Nuôi đến tháng 9-10 năm thứ 3 là có thể mọc củ lớn.

Phương pháp này ta thu được lượng ít hơn, chỉ thích ứng với nghề trồng hoa gia đình.

3. Phương pháp Giâm hẹ

Mùa thu đào củ lên, lấy bẹ củ già, dày. Mỗi bẹ cần để một ít rễ, hong khô. Sau đó cắm vào chậu hoa hoặc hòm đựng cát, để 2/3 gốc cắm vào giá thể, giữ cho giá thể ẩm và nhiệt độ khoảng 20oC, sau nửa tháng sẽ mọc rễ. Nhiệt độ mùa đông cần giữ ở18oC, cát không nên quá ẩm. Nuôi đến mùa xuân năm sau, gốc củ to mọc bẹ nhỏ, tách ra trồng vào chậu, tăng cường quản lý, sau 3 năm là có hoa nở.

Phương pháp này có thể nhân được số lượng vừa phải.

4. Phương pháp Tách chồi

Lấy nụ chồi nách lá phía dưới gốc đem nuôi, chúng sẽ mọc thành củ và ra hoa, thường phải mất 2-4 năm. Để xúc tiến hình thành các chồi nách nhỏ, sau khi hoa nở có thể nén ngả cây và lấp đất vào, hoặc lấp đất cao vào cây có 3-4 lá nách, chúng có thể hình thành chồi.

Nhân giống hoa loa kèn bằng tách chồi cây chỉ thích hợp cho một số loài

4 kỹ thuật nhân giống hoa loa kèn mà chúng tôi vừa chia sẻ hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho bạn đọc. Hãy áp dụng 1 trong 4 kỹ thuật nhân giống này để hoa loa kèn nhà bạn phát triển tốt nhất nhé. Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật những bài viết hay trong chuyên mục Kỹ thuật nhân giống nhé!

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!