Cách trồng Sứ thái ra hoa nhiều và đẹp
Sứ Thái là loại cây cảnh rất dễ trồng và hoa có nhiều màu sắc đẹp mắt. Cây rất được ưa chuộng trong dịp tết, tham khảo cách trồng sứ thái nhé
Sứ Thái là loại cây cảnh rất dễ trồng và hoa có nhiều màu sắc đẹp mắt. Cây rất được ưa chuộng trong dịp tết, tham khảo cách trồng sứ thái nhé!
Sứ Thái Lan, loài cây được mệnh danh là “hoa hồng sa mạc” đã có từ khá lâu, được trồng và phát triển ở nhiều nơi trong nước ta.
Với hình dáng đặc biệt của bộ rễ, thân và cực kỳ rực rỡ trong mùa hoa. Đồng thời đây là cây chịu hạn giỏi, dễ chăm sóc nên từ lâu cây sứ Thái Lan đã có một vị trí khá vững chắc trên thị trường hoa kiểng Việt Nam.
Ngoài ra, do cấu tạo đặc biệt của bộ rễ sứ, đã tạo thành bộ củ muôn hình vạn trạng. Chính điều này làm tăng giá trị của chúng.
Song, để chúng ra hoa nhiểu và đẹp, đòi hỏi kỹ thuật người trồng. Làm thế nào để cây sứ Thái được đơm bông đúng trong dịp Tết?
Cách trồng Sứ thái ra hoa nhiều và đẹp
Thời điểm trồng sứ thái
Tên khoa học của sứ là Adenium obesum thuộc họ Apocyanaceae. Sứ Thái Lan thuộc nhóm cây mọng nước. Để cây ra hoa nhiều và đúng vào dịp Tết thì phải thực hiện ngay vào cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 dương lịch.
Tiến hành trồng sứ thái
Kỹ thuật trồng sứ thái
Đầu tiên nhổ cây sứ lên giủ sạch đất, cắt bỏ hết cành lá. Nếu muốn tạo dáng kiểu Bonsai thì cắt hơi dài, nếu muốn cây có tán tròn đều thì cắt đoạn ngắn.
Khi cắt phải dùng dao thật bén, có lưỡi mỏng, cắt ngang nhánh ( không cắt xéo), tránh làm bầm dập vết cắt. Nên cắt nhánh vào buổi sáng. Để tránh nấm nhiễm qua vết cắt làm thối cây. Nên quét dung dịch thuốc gốc đồng ( Kocide, Funguran, Champion,…) vào vết cắt, đưa cây vào chổ râm mát ( tránh mưa, nắng).
Khoảng vài ngày sau, quan sát thấy chổ vết cắt đã khô thì đem trồng cây sứ trở lại vào chậu nhưng phải cho đất mới vào. Đất trồng phải thật tơi xốp và thoát nước vì sứ rất kỵ úng. Hổn hợp đất gồm tro trấu + phân hữu cơ hoai mục + đất tơi xốp.
Ngay sau khi trồng nên cho cây vào chổ râm mát, tránh ánh nắng gay gắt trực tiếp chiếu vào.
Tưới nước
Khi mới trồng mỗi ngày chỉ phun sương một ít. Sau đó mới bắt đầu tăng dần lượng nước lên. Chỉ tưới đủ ẩm, nếu ướt quá cây sẽ bị thối. Sau khoảng 30 ngày cây bắt đầu ra tược non thì đưa ra nắng
Phòng sâu bệnh
Sứ Thái rất dễ bị bệnh thối nhũn do nấm Phytophthora sp gây hại. Nấm tấn công vào rễ làm rễ bị thối mềm, lá vàng nhưng không rụng. Triệu chứng đầu tiên là ở phần gốc xuất hiện những vết thối mộng nước màu xám hoặc nâu đen. Nếu bị nặng cây có thể chết.
Phòng bệnh bằng cách sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma tưới vào đất. Nếu phát hiện bệnh nên nhổ cây sứ lên, cắt bỏ phần rễ bị thối và phun thuốc hóa học như: Ridomil 70WP; Mataxyl 500WP, Aliette 80WP,…
Một cây Sứ Thái ra hoa đều và đẹp
Ngoài bệnh thối rễ, trên cây hoa sứ Thái Lan, có loài sâu xanh gây hại rất phổ biến. Màu sắc của sâu rất giống màu xanh lá, cành, dễ ngụy trang nên khó phát hiện mặc dù kích thước sâu khá lớn. Nếu không phát hiện kịp thời, sâu có thể ăn trụi cả lá, đọt non và đôi khi ăn cả nụ hoa.
Sâu xanh gây hại trên Sứ Thái
Biện pháp phòng trừ:
Để hạn chế tác hại của sâu, nên thường xuyên kiểm tra cây sứ nhất là lúc cây đang ra đọt non hoặc mới nhú hoa. Quan sát vào buổi chiều mát mới dễ phát hiện sâu. Biện pháp hiệu quả nhất là bắt bằng tay và giết sâu. Nếu trồng sứ trên diện tích lớn, không có điều kiện bắt bằng tay. Có thể phun một trong các loại thuốc trừ sâu như: Map Permethrin 50EC; Sherpa 10EC; Polytrin 440EC; Brightin 1.8EC. Phun vào lúc chiều mát.
Chú ý loài hoa này cần nhiều ánh sáng thì chúng mới ra hoa nhiều và có màu sắc rực rỡ. Vì thế trong những ngày Tết muốn chưng ở ban công hay trong nhà cho đẹp thì sau đó vẫn phải mang chúng ra ngoài nắng.
Xem thêm