Đốt gốc cành đào như thế nào để cành đào tươi lâu suốt Tết?
Đốt gốc cành đào để diệt khuẩn, nấm, giúp cành cây tiếp tục hút nước từ bình lên để nuôi hoa. Như vậy hoa mới tươi lâu suốt Tết
Đốt gốc cành đào trước khi cắm là cách nhiều người dùng để giữ cho cành đào tươi lâu suốt Tết. Đồng thời diệt khuẩn, diệt nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào. Làm cành đào hạn chế chảy nhựa, mất dinh dưỡng…Tuy nhiên nếu làm không đúng thì cách sẽ gây phản tác dụng. Vậy đốt gốc cành đào như thế nào là đúng cách? Cùng Trồng hoa tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Nhiều người tin rằng khi cưa cành đào khỏi cây, tại vết cắt nhựa cây sẽ chảy ra và đông kết khiến mạch cây bị “tắc” không thể hút nước. Ngoài ra, vi khuẩn, nấm mốc dễ dàng xâm nhập vào phần cắt này cũng tác động khiến cành đào càng nhanh héo.
Vì thế trước khi cắm vào lọ, họ thường đốt gốc để diệt khuẩn, nấm. Đồng thời làm thông mạch cây, giúp cành cây tiếp tục hút nước từ bình lên để nuôi hoa. Như vậy nụ hoa mới tiếp tục nở và hoa mới tươi được.
Tuy nhiên, nếu đốt gốc đào quá mức không những không có lợi mà ngược lại càng khiến hoa đào nhanh héo hơn. Bởi sẽ gây tắc các mạch, không cho nước và dinh dưỡng đi lên nuôi cành thậm chí làm cháy cành.
Đốt gốc cành đào như thế nào để cành đào tươi lâu suốt Tết?
Theo các chuyên gia, để giữ được cành đào tươi lâu trong những ngày Tết bạn nên đốt gốc cành đào đúng cách và rồi thực hiện như sau:
- Hơ nhanh cành đào qua lửa để mặt cắt khô se lại là đạt yêu cầu
- Đặt đào trong nhà, nơi khuất gió, tránh ánh nắng Mặt Trời.
- Thay nước cắm cành đào thường xuyên.
- Bổ sung vài viên vitamin B1 trong bình cắm.
Hãy đốt gốc cành đào đúng cách để cành đào tươi lâu ngày Tết nhé! Một bình hoa rực rỡ không những đem lại sức sống mới mà còn mang không khí ấm áp của mùa xuân tới cho mọi người trong gia đình.
Xem thêm
- Độc chiêu gia quyền giúp thúc, hãm hoa nở đúng dịp Tết
- Tiết lộ bí quyết chọn 9 loại hoa ngày Tết tuyệt đẹp, tươi lâu
- Mách bạn 7 bí quyết để có bình hoa Lay ơn tươi lâu ngày Tết