Kỹ thuật cắt tỉa cây mai đẹp độc đáo
Để giúp các nghệ nhân có thể dễ dàng sáng tạo nghệ thuật trên cây mai. Trồng hoa xin chia sẻ kinh nghiệm cắt tỉa cây mai đẹp độc đáo
Cây mai sang trọng, quý phái nên được nhiều nghệ nhân ưa thích khi sáng tạo nghệ thuật. Kỹ thuật cắt tỉa cây mai tuy không khó, nhưng không phải ai cũng có khả năng thực hiện. Bởi khi cây lớn, các cành sẽ không đều nhau, cành khỏe, cành yếu xem kẽ nhau. Nếu không phải là một người có kỹ thuật cắt tỉa cây cảnh cứng thì khó có thể thực hiện được. Đặc biệt là ở phần gốc mai.
Để giúp các nghệ nhân mới vào nghề có thể dễ dàng sáng tạo nghệ thuật trên cây mai vàng. Trồng hoa xin chia sẻ kinh nghiệm cắt tỉa cây mai đẹp độc đáo cho bạn những tác phẩm ưng ý. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cắt tỉa từng bộ phận của cây mai, từ cành đến gốc!
1. Kĩ thuật cắt tỉa cây mai: Phần rễ
Rễ mai khá cứng, giòn và nằm sâu dưới đất. Vì thế, phần rễ của cây mai được đánh giá là khó nhất trong khi cắt tỉa cây mai.
Để tạo nên một bộ rễ ấn tượng, độc đáo. Trước tiên, bạn cần moi rễ cây lên. Thông thường, nghệ nhân sẽ phải đào cả bộ rễ cây lên, sau đó lại trồng xuống để hở ½-1/3 bộ rễ. Phần rễ để hở trên mặt đất tiếp tục được nghệ nhân sáng tạo thành các hình dáng như ý. Nó có thể là hình chân của tứ linh (Long, ly, quy, phụng) độc đáo.
Khi tiến hành kĩ thuật này, vì rễ cây khá cứng nên bạn phải tỉ mỉ từng chi tiết, tránh làm đứt rễ.
2. Cắt tỉa phần gốc cây và thân cây
Phần gốc
Mai là loài cây có gốc rất lớn, đặc biệt là cây mai có tuổi đời cao. Vậy nên, để có thể tạo dáng, chỉnh sửa dễ dàng, phần gốc thường được thực hiện khi cây còn nhỏ. Dùng các thao tác gọt, đẽo.. để tạo nên các tư thế độc đáo nằm hoặc nghiêng.
Phần thân
Kĩ thuật cắt tỉa cây mai ở phần thân cũng không hề đơn giản bởi nó cũng rất cứng. Bạn cần phải trang bị cho mình những dụng cụ để thực hiện những kĩ thuật cắt tỉa cây cảnh này: nêm, cảo, nòng sắt, dây thép, dây kẽm.
Cách cắt tỉa:
Định hình được phong cách, hình dáng định thiết kế của thân cây. Sau đó dùng nòng để uốn thân theo dáng đã định trước. Cố định nòng và thân cây bằng dây thép, hoặc dây kẽm. Tuy nhiên, để tránh cây bị thương, bạn nên sử dụng đệm cao su.
Khi uốn cây, bạn cần hết sức nhẹ tay, bởi thân cây khá dễ gãy và ngắn. Mỗi ngày bạn nên uốn từng chút một để cây thích nghi dần. Giá trị của mai phụ thuộc rất lớn vào phần thân nên hãy cẩn thận từng chi tiết nhỏ.
Một kĩ thuật cắt tỉa cây cảnh nổi bật được áp dụng cho cây mai đó chính là tạo lão hóa cho thân và gốc cây. Những lớp vỏ xù sì được tạo vô cùng đơn giản:
Sử dụng dụng cụ đập dài vào vị trí bạn muốn làm lão hóa. Thường thì đập toàn thân cây. Tuy nhiên, bạn hãy để lại một rãnh nhỏ để cây có thể dẫn dinh dưỡng đi nuôi phần thân, gốc đó.
Để kích thích cây mau lành, hãy bôi một chút Vaseline lên phần bị đập dập đó. Để tạo độ bóng sáng cho phần đó, bạn có thể dùng giấy nhám đánh trơn.
3. Kĩ thuật sửa cành cho mai
Tương tự như các phần khác, cành mai sẽ được uốn và tạo thế bằng các kĩ thuật cắt tỉa cây mai đơn giản theo dáng mong muốn của nghệ nhân. Hãy khéo léo làm sao để cây cân đối nhất.
Đối với những cành lớn, nếu uốn bằng dây kẽm khó, hãy sử dụng nòng sắt để uốn nắn cành thì sẽ dễ dàng hơn.
Trước khi cắt tỉa, hãy định hình đúng về hướng, cấu trúc phân cành của cây, kích thước của lá. Sau đó nhìn tổng thể cây để có một hướng kĩ thuật cắt tỉa cây mai chuẩn nhất!
4.. Kĩ thuật tỉa lá cho cây
Với những cây mai trồng trong chậu, các tán lá cây không nên dày. Bạn cần cắt tỉa lá để cho cây thông thoáng. Cắt tỉa lá sẽ giúp thế cây nổi bật hơn.
Hy vọng với kỹ thuật cắt tỉa cây mai đẹp độc đáo mà chúng tôi giới thiệu trên đây sẽ có thể giúp bạn sáng tạo cho mình ngày càng nhiều hơn các tác phẩm nghệ thuật. Chúc bạn thành công!
Xem thêm