Phương pháp nhân giống cây hoa mai vàng
Có rất nhiều phương pháp nhân giống cây hoa mai vàng. Tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn phương pháp nhân giống thích hợp nhất nhé!
Có rất nhiều phương pháp nhân giống cây hoa mai vàng. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tham khảo bài viết dưới đây để lựa chọn phương pháp nhân giống thích hợp nhất cho cây hoa mai vàng nhà bạn nhé!
Phương pháp nhân giống cây hoa mai vàng
a. Nhân giống hữu tính:
Bằng cách trồng bằng hột.
Ưu điểm: số lượng mai con nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức.
Nhược điểm: Cây hoa mai vàng thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ…).
Nhân giống hữu tính trên cây hoa mai vàng
b. Nhân giống vô tính:
Bằng cách chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành.
Ưu điểm: Cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ, nhưng không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.
* Chiết cành:
- Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân. Cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi.
- Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt. Bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt.
- Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau
- Khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.
* Ghép cành (tháp cành, tháp cây):
- Là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.
- Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.
* Ghép tam giác:
- Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt
- Dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.
- Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép.
- Dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.
- Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.
* Ghép nêm:
- Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau.
- Yêu cầu: cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.
- Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.
- Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực.
- Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép. Như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.
Xem thêm