Trị bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng
Bệnh rỉ sắt trên cây hồng tấn công và gây hại trên cả thân cây và phần lá. Dưới đây là những dấu hiệu để nhận biết bệnh và cách trị bệnh
Bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng do nấm ký sinh Phragmidium tuberculatum và một số loài khác liên quan Phragmidium tuberculatum gây ra. Bệnh rỉ sắt thường xuất hiện vào đầu mùa xuân và khoảng đầu tháng 8 đến tháng 12 âm lịch.
Bệnh rỉ sắt trên cây hồng tấn công và gây hại trên cả thân cây và phần lá. Dưới đây là những dấu hiệu để nhận biết bệnh và cách trị bệnh
Dấu hiệu nhận biết bệnh rỉ sắt trên thân cây hoa hồng
Ban đầu, trên thân cây hồng xuất hiện các chấm màu vàng nhạt đến vàng cam. Sau một thời gian, nấm gây bệnh rỉ sắt tạo thành các mảng u nổi lên. Bên trong các khối u này như có chất bột màu vàng cam. Nó giống như một lớp rêu mỏng bám trên thân cây.
Lúc đầu nó có dạng hình elip bầu tròn. Sau đó lan dần khắp thân cây hoa hồng. Ban đầu vết bệnh có màu vàng cam tươi, sau đó chuyển sang màu vàng sẫm hơn, cuối cùng là màu nâu đen. (Bệnh thường xuất hiện trên thân cây trưởng thành hoặc thân hồng già hơn là các cành nhánh non).
Trên lá hồng xuất hiện các đốm vàng, nó như những mụn mủ màu cam xuất hiện rải rác khắp bề mặt lá hồng. Sau đó, các đốm vàng này sẽ chuyển sang màu đen và làm rụng lá.
Tác hại của bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng
Bệnh rỉ sắt thường không làm chết cây hồng ngay lập tức mà làm cây chậm phát triển trầm trọng. Cây đốm lá, lá nhỏ, thân cây nhỏ, và rụng lá dần, ít đâm chồi mới.
Bệnh rỉ sắt làm cho lá hồng bị khô cháy và rụng sớm. Do đó cây hồng trở nên xơ xác, còi cọc, sinh trưởng và phát triển kém, ít hoa hoặc nở hoa thì hoa nhỏ, không đẹp.
Cách điều trị bệnh rỉ sắt trên cây hoa hồng
Trước khi đã phun thuốc trừ bệnh rỉ sắt, nếu cành nhánh cây hồng còn nhiều thì mấy chổ đốm vàng trên thân nên cắt bỏ vì các thân này sẽ kém phát triển. Sau này, nó làm suy yếu cây, cành lá bé xíu, cây hồng trở nên còi cọc.
Để điều trị bệnh rỉ sắt trên hoa hồng có thể dùng các loại thuốc trừ bệnh hại trên cây trồng chứa hoạt chất:
- Tebuconazole + trifloxystrobin (NATIVO 750WG, tôi xài thấy ổn)
- Hexaconazole (Anvil 5 SC, nhiều nhà vườn ở Sa Đéc xài)
- Propineb (ANTRACOL 70WP, loại này phòng bệnh tạm ổn, khi cây đã bệnh thì phun hiệu quả chậm)
- Difenoconazole + Propiconazole (Tilt Super 300 EC, nhưng ở Sa Đéc ít thấy ai dùng loại thuốc này cho hoa hồng)
Chú ý: Khi phun thuốc, phun đều cả mặt trên và mặt dưới lá hồng. Đồng thời phun thuốc ướt toàn thân cây hồng.
Xem thêm