Phòng trừ bệnh hại hoa Vạn thọ

Phòng trừ bệnh hại hoa Vạn thọ

tronghoa.vn 10/09/2018 10:39

Hoa vạn thọ dễ trồng song cũng bị nhiều loại bệnh hại tấn công. Cùng tìm hiểu triệu chứng và cách phòng trừ bệnh hại hoa vạn thọ nhé!

Vạn thọ là loại hoa không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Nó không chỉ hấp dẫn nguời mua về màu sắc, hình dáng và mùi thơm kín đáo mà còn thu hút bởi cái tên vạn thọ.

Hoa vạn thọ dễ trồng song cũng bị nhiều loại bệnh hại tấn công. Trong đó, có một số bệnh thường gặp là bệnh thối gốc trắng, bệnh héo vi khuẩn và bệnh hoa lá. Cùng chúng tôi tìm hiểu triệu chứng và cách phòng trừ các loại bệnh hại hoa vạn thọ nhé!

Phòng trừ bệnh hại hoa Vạn thọ

Các loại bệnh hại hoa Vạn thọ

Bệnh thối gốc trắng (bệnh lở cổ rễ)

Bệnh này rất phổ biến giai đoạn cây con. Bệnh do nấm Rhizoctonia solania gây ra.

Triệu chứng

Ở phần cổ rễ hoặc phần gốc sát với mặt đất xuất hiện những chấm nhỏ màu xám nâu, lở loét, rễ bị thối mềm. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì cổ rễ bị chuyển màu thâm đen, thối mục làm cho cây ngã ngang khi nhổ lên sẽ bị đứt gốc. Phần trên mặt đất, bộ lá vẫn xanh nhưng toàn thân đã bị héo rũ, làm cho cây chết từng chòm.

Thời tiết ẩm ướt, có thể thấy ngay chổ bị bệnh phủ một lớp nấm màu trắng, sau chuyển dần sang màu xám. Nấm gây bệnh tồn tại rất lâu trong đất trồng, có thể sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng nhiều năm. Bệnh thường phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, đất trũng đọng nước.

Biện pháp phòng trừ

Phun các loại thuốc sau: Anvil 5SC, Validacin 3L,

Bệnh héo xanh

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanaccearum gây ra. Bệnh có thể gây hại ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây nhưng thường gây hại nhiều ở giai đoạn cây đang tăng trưởng mạnh đến lúc ra nụ hoa. Bệnh do vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ, làm thối rễ, cây bị bệnh lá héo rũ  đột ngột nhưng vẫn xanh.

Triệu chứng

Triệu chứng héo của cây diễn ra rất nhanh, chỉ trong một vài ngày lá cây chết hoàn toàn. Những lá non héo trước, sau đó héo toàn cây. Cắt ngang gốc, thân cây bệnh thấy bó mạch thâm đen, bóp chặt vào gần chổ miệng cắt có dịch nhờn vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra. Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong đất và tàn dư cây bệnh. Vi khuẩn xâm nhiễm vào rễ, gốc thân, thân và cuống lá qua vết thương cơ giới do quá trình canh tác, côn trùng, tuyến trùng,…Bệnh lây lan từ cây này sang cây khác bằng nhiều con đường khác nhau như qua nước tưới, nước mưa, hạt giống…

Cách trị

Đối với bệnh héo xanh vi khuẩn nên sử dụng thuốc gốc Đồng để phun ngừa hoặc sử dụng thuốc New Kasuran 16.6WP, Agri-Life 100SL phun khi mới chớm bệnh

Bệnh hoa lá

Bệnh hoa lá là nỗi lo của nông dân trồng vạn thọ vì đây là bệnh do virus gây ra không có thuốc trị. Bệnh có thể gây hại suốt giai đoạn sinh trưởng của cây.

Triệu chứng

Cây bị bệnh lá có các mãng xanh vàng xen kẻ loang lổ. Phiến lá chổ dày mỏng không đều. Đưa lá bệnh lên ánh sáng thấy gân lá mất màu. Cây bệnh đọt non bị xoăn lại, lá nhỏ, cây kém phát triển. Bệnh nặng toàn cây thấp và nhỏ, các đốt thân cành co ngắn lại, hoa ra ít và nhỏ. Rệp muội là môi giới lan truyển.

Phòng bệnh

Phun côn trùng môi giới là biện pháp phòng có hiệu quả. Vì thế thường xuyên thăm ruộng hoa, phát hiện sự xuất hiện của rệp muội thì phun thuốc trừ. Sử dụng một trong các loại thuốc trừ rệp: Map Permethrin 50EC, Confidor 100SL, …

Lưu ý

  • Vệ sinh ruộng hoa sạch sẽ, thu gom tàn dư cây bệnh đưa ra khỏi ruộng, tiêu huỷ để giảm bớt nguồn bệnh. Tuyệt đối không được vứt bỏ những tàn dư cây bệnh xuống mương nước tưới cho hoa.
  • Lên luống trồng vạn thọ phải cao ráo. Mật độ trồng vừa phải, không trồng dày.
  • Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục ngay từ đầu vụ kết hợp sử dụng nấm Trichoderma. Không bón quá nhiều phân đạm
  • Kiểm tra ruộng hoa thường xuyên để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh để tránh lây lan.
  • Khi phát hiện bệnh, hạn chế tưới nước vào buổi chiều tối và tưới thẳng lên hoa.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)
Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!