Hoa lộc vừng - Barringtonia acutangula
Lộc vừng là cây hoa cảnh, thân gỗ, sống lâu năm, đặc biệt chịu hạn tốt nên được trồng ngoài trời làm bóng mát hoặc trồng nhiều làm cây bosai
Lộc vừng là cây hoa cảnh, thân gỗ, sống lâu năm, đặc biệt chịu hạn tốt nên có thể trồng ngoài trời làm bóng mát. Hiện nay cây được trồng nhiều làm cây cảnh bosai, lá lộc vừng thay đổi màu sắc theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
Tìm hiểu chung về cây hoa lộc vừng
Tên thường gọi: Lộc vừng
Tên gọi khác: Chiếc, Lộc mưng
Tên khoa học: Barringtonia Acutangula
Tên tiếng anh: Indian Oak, Indian Putat, Itchy Tree, Red Barringtonia, Stream Barringtonia, Freshwater Mangrove
Chi Lộc vừng (Barringtonia)
Họ Lộc vừng (Lecythidaceae)
Nguồn gốc: Châu Phi, Australia. Lộc vừng là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland. Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo.
Đặc điểm hình thái cây hoa lộc vừng
Lộc vừng thuộc loại cây thân gỗ sống lâu năm. Chiều cao khoảng 0,5 - 5m, ngoài tự nhiên có thể cao tới 15 – 20m đường kính 40 – 50cm. Thân cây non có màu xanh, còn thân già thì trông sần sùi và có màu nâu xám. Vỏ cây nứt dọc hay bong mảng có hình thù chữ nhật. Riêng phần thịt vỏ phía trong màu đỏ hồng, nhiều sơ và chứa dịch màu đỏ. Cây phân cành nhánh khá nhiều vì thế cây càng cao thì cho tán lá càng rộng.
Lá cây lộc vừng thuộc loại lá đơn, mọc cách, lá thuôn tròn và trông khá to. Lá hình bầu dục, phía đầu hơi tù, có lá có mũi nhọn. Phiến lá màu xanh mướt đậm đà khi về già, còn lá non nó có màu của lộc non. Mép lá răng cưa, bề mặt lá nhẵn, phía mặt trên sẽ có màu đậm hơn phía dưới. Gân lá nổi rõ, cuống ngắn, khi rụng lá phía sát thân có để lại sẹo hình lưỡi liềm.
Lộc Vừng có hoa mọc thành từng cụm. Thông thường sẽ là cụm hoa bông dài 6 – 10cm mọc rũ ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu đỏ tươi khi nở tỏa ra hương thoang thoảng. Mùa hoa nở rộ là vòa tháng 3.
Sau khi tàn cho những quả hình cầu màu xanh khi còn non và vàng nâu khi về già. Đường kính quả tối thiểu 4 – 6cm, vỏ cứng. Mỗi quả sẽ cho 1 hạt.
Điều kiện sinh trưởng của cây lộc vừng
- Tốc độ sinh trưởng: Trung bình
- Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần
- Phù hợp với: Đất phèn ngập nước
- Nhân giống bằng phương pháp bó bầu chết cành.
- Thời gian chiết cành nên từ tháng 5 đến tháng 6 âm lịch. Các cành chiết nên là các cành khỏe, không có sâu bệnh.
- Lộc vừng có hai mùa hoa mỗi năm. Đó là đầu Hạ và đầu Đông
Công dụng
Cây Hoa Lộc Vừng có ý nghĩa mang đến sự may mắn về tài lộc cho gia chủ. Cây Lộc Vừng từ xưa đã thuộc vào hàng tứ quý cảnh: “sanh, sung, tùng, lộc”.Do vậy, nhiều người sử dụng loại cây này để làm quà biếu tặng hoặc trồng làm cây phong thủy, tạo dáng bonsai trồng trong hiên nhà, vườn, hay các nơi trồng cây cảnh trang trí ở bên ngoài.
Cây lộc vừng là loại cây xanh có rất nhiều lợi ích công dụng tốt. Trong đó các bộ phận của cây đều sở hữu những công dụng riêng.
- Rễ của cây có vị đắng có tác dụng làm hạ nhiệt. Phần rễ này thường được dùng để bào chế các loại thảo dược dùng để trị bệnh sởi.
- Quả của cây thường dùng để trị ho và hen suyễn. Những quả lộc vừng xanh có thể dùng ép lấy nước bôi chữa chàm. Hoặc có thể nghiền nhỏ quả rồi ngâm với rượu giúp chữa đau răng.
- Phần hạt có thể dùng để giã nhuyễn ra trộn chung với các loại bột và dầu để trị tiêu chảy. Ngoài ra, phần hạt của cây còn có thể giúp trị đau bụng và nhiều căn bệnh về mắt.
- Vỏ cây chứa nhiều tanin như các loại trà. Nên bạn có thể dùng để chữa bệnh tiêu chảy, chữa đau bụng từng cơn rất hiệu quả.
Xem thêm
- Chùm thơ hay về hoa lộc vừng nở rực khi hoàng hôn xuống
- Sự tích hoa lộc vừng đại diện cho tình yêu thủy chung