Các loại côn trùng và bệnh hại cây hoa dừa cạn thường gặp

Các loại côn trùng và bệnh hại cây hoa dừa cạn thường gặp

tronghoa.vn 29/05/2023 11:38

Các bệnh gây hại phổ biến nhất trên cây dừa cạn đều là những mầm bệnh sinh ra từ đất, mưa nhiều có thể góp phần làm lây lan bệnh tật ở cây.

Hoa dừa cạn là lựa chọn phổ biến của những người làm vườn tại nhà cho các loại hoa hàng năm từ mùa xuân đến mùa hè. Cây dừa cạn dễ trồng, ít mắc sâu bệnh nhưng khi đã mắc sâu bệnh sẽ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ của cây hoặc gây chết cây. Các bệnh phổ biến nhất trên cây dừa cạn đều là những mầm bệnh sinh ra từ đất. Cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về các bệnh hại cây dừa cạn nhé!

Bệnh hại cây hoa dừa cạn (Vinca)

Thông thường, các vấn đề với cây dừa cạn có liên quan đến thời tiết. Mùa sinh trưởng đặc biệt mưa nhiều có thể góp phần làm lây lan bệnh tật ở cây dừa cạn. Vấn đề này cũng có thể phức tạp hơn khi hoa được trồng trong điều kiện không lý tưởng, vì chúng cần đất thoát nước tốt.

Các bệnh do nấm

Chẳng hạn như bệnh mốc sương phytophthora blight và bệnh đốm lá leaf spot.

  • Khi đất quá ẩm ướt, bào tử nấm có thể sinh sản và lây nhiễm cho cây trồng.
  • Cây bị nhiễm bệnh đầu tiên có dấu hiệu nhiễm trùng ở dạng đốm màu vàng đến nâu sẫm trên lá.
  • Khi bệnh tiến triển, cây và rễ có thể bắt đầu thối rữa.
  • Trong trường hợp nhiễm nặng, có thể mất toàn bộ cây dừa cạn.
  • Mặc dù có thể xử lý cây bằng thuốc diệt nấm, nhưng nhiều người đề nghị loại bỏ những cây bị nhiễm bệnh khỏi vườn để tránh lây lan.

Bệnh héo xanh ở hoa dừa cạn

Bệnh héo xanh chết nhanh là loại bệnh hại rất nguy hiểm với cây trồng. Bệnh gây chết cây nhanh chóng chỉ trong vài ngày gây thiệt hại lớn cho người trồng

Nguyên nhân: do nấm Fusarium gây nên

Biểu hiện trên cây bệnh:

  • Ban đầu cây dừa cạn có dấu hiệu một nhánh hoặc toàn bộ cây bị héo rũ.
  • Vài ngày đầu, các bộ phận bị bệnh có thể tươi lại vào sáng sớm và đêm; héo buổi trưa chiều; nhưng sau đó toàn bộ bộ phận bệnh héo rũ trong khi lá và thân vẫn xanh, cành bệnh teo tóp.
  • Bệnh lây lan rất nhanh gây chết cả khóm và có thể lan nhanh theo nước tưới sang các khóm xung quanh

Gợi ý thuốc tác dụng mạnh trị héo rũ cho dừa cạn: Benkocid, Benkona, Ridomilgold 68WG, Mancozeb…

Bệnh lở cổ rễ ở hoa dừa cạn

Bệnh lở cổ rễ ở hoa dừa cạn phát triển mạnh khi điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều, đất trũng đọng nước.

Nguyên nhân: do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nấm gây bệnh tồn tại lâu dài trong đất trồng, có thể sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng trong nhiều năm không chết.

Triệu chứng

  • Xuất hiện những chấm nhỏ trên rễ, cổ rễ hoặc phần sát gốc cây hoa, sau đó vết bệnh lan dần sang xung quanh.
  • Nếu gặp trời mưa nhiều hoặc do tưới nước quá ẩm thì chỗ vết bệnh sẽ bị thối mục,; chuyển dần sang màu thâm đen, úng nước hoặc hơi khô.
  • Bệnh làm cho cây ngã gục, đứt gốc.
  • Các tán lá vẫn còn xanh nhưng toàn thân đã héo rũ

Một số thuốc  trị bệnh: Derosal 50SC/60WP; Benlate 50WP; Fundazole 50WP; Moceren 25WP,…

Bệnh mốc xám hại hoa dừa cạn

Bệnh mốc xám thường phát sinh mạnh trên cây dừa cạn vào mùa mưa hoặc khi tưới phun sương quá ẩm cho cây

Nguyên nhân: do nấm Botrytis cinerea Persoon

Biểu hiện

  • Bệnh gây hại trên các đoạn cành, lá của cây dừa cạn.
  • Ban đầu các vết bệnh xuất hiện là các đốm đen. Vết này lớn lên nhanh chóng và lan dần lên phía ngọn tạo thành các mảng màu nâu đen.
  • Bệnh nặng toàn bộ bộ phận nhiễm bệnh chuyển màu đen, thân trở nên teo tóp.
  • Khi gặp điều kiện môi trường ẩm độ cao, trên các vết bệnh xuất hiện lớp mốc mỏng màu xám chính là các bào tử nấm

Gợi ý thuốc nên dùng: TOPSIN M 70WP, Topan 70WP, Kimono.APC 50WG, Binyvil 81WP…

Bệnh thối gốc nguy hiểm ở hoa dừa cạn

Nguyên nhân: có thể do nấm Fusarium oryzae gây ra

Triệu chứng

  • Nấm bệnh sống trong đất tấn công làm bộ rễ của cây dừa cạn bị hỏng.
  • Thời kì đầu, bệnh làm lá héo vàng, khô và chết.
  • Khi nhổ cây lên sẽ thấy rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, rễ rời rụng

Thuốc được gợi ý: khuyến khích sử dụng thuốc có thành phần Dazomet; Oxytetracycline+Streptomycin.

Côn trùng gây hại cây hoa dừa cạn

Côn trùng tấn công loài cây này rất ít nhưng thỉnh thoảng có thể xảy ra. Một số loài gây hại phổ biến hơn trên cây dừa cạn hàng năm bao gồm

  • Rệp -  aphids
  • Ve nhện spider mites,
  • Rệp vảy scale
  • Ruồi trắng whiteflies.
  • Sâu khoai

Nói chung, hầu hết các loài gây hại này có thể được kiểm soát bằng côn trùng có lợi ăn chúng hoặc bằng cách sử dụng xà phòng diệt côn trùng hoặc dầu neem .

Phòng ngừa các vấn đề về cây dừa cạn

Mặc dù không thể tránh được tất cả các vấn đề khi trồng cây dừa cạn, nhưng có một số cách để chủ động duy trì sức khỏe của cây. Cung cấp môi trường tăng trưởng tối ưu sẽ giúp giảm thiểu sâu bệnh và côn trùng hại cây hoa dừa cạn.

  • Cải tạo và thoát nước tốt trước khi trồng.
  • Khoảng cách thích hợp, cho phép không khí lưu thông, có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số dạng bệnh bạc lá.
  • Cây dừa cạn thích đất hơi chua. Ngoài độ axit này, cả nhiệt độ đất và nhiệt độ ban đêm nên được phép ấm lên vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè trước khi trồng.
  • Luân canh cây trồng cũng có lợi để duy trì một luống hoa khỏe mạnh.
  • Chọn mua giống khỏe bệnh. Khi mua cây cần kiểm tra kỹ phần gốc và trong thân chính xanh tươi, không có vết chấm đen
  • Nên tưới gốc cho dừa cạn bằng cách đổ nước vào vùng đất quanh gốc từ từ để nước ngấm đều trong lõi chậu, tưới lá sẽ làm phát sinh nấm mạnh
  • Không tưới nước cho dừa cạn vào buổi tối để giảm nguy cơ nhiễm nấm
  • Thường xuyên quan sát cây vào sáng sớm, chiều mát. Nếu thấy vết cành, ngọn bị cắn đứt hoặc vết phân sâu hình viên tròn quanh chậu thì nên tìm kỹ trong tán để bắt và tiêu diệt sâu ngay.

Xem thêm

Nhận xét, đánh giá

5

star star star star star
1 đánh giá
5 sao (100%)
4 sao (0%)
3 sao (0%)
2 sao (0%)
1 sao (0%)

Sản phẩm liên quan

Chưa có sản phẩm nào được chọn mua.
Vui lòng chọn mua sản phẩm!